Hiện nay, việc chở hàng cồng kềnh, quá khổ diễn ra rất phổ biến. Chở hàng quá tải giúp người vận chuyển tiết kiệm nhiên liệu thời gian, nhưng lại gây ra nhiều nguy hiểm cho người tham gia giao thông xung quanh. Đây cũng là một loại vi phạm khi tham gia giao thông, bị cấm thực hiện và có mức xử phạt khi bị phát hiện. Vậy thì mức phạt đối với hành vi chở hàng cồng kềnh, quá tải là bao nhiêu, hãy cùng Xe Lôi Phát Lộc tham khảo trong bài viết dưới đây.
Xưởng xe ba bánh Phát Lộc chuyển sản xuất và cung cấp các dòng xe ba bánh, xe lôi, xe ba gác chính hãng, chất lượng cao, giá gốc tốt nhất thị trường:
- Xe ba bánh hoa lâm
- Xe ba bánh trung quốc
- Xe ba bánh nam định
- Xe ba bánh loncin
- Xe ba bánh yinxiang
- Xe 5 bánh
Như thế nào là chở hàng cồng kềnh, quá khổ? Tại sao lại xảy ra tình trạng này?
Chở hàng cồng kềnh, quá khổ là việc xe vận chuyển hàng hóa kích thước lớn thùng xe hoặc trọng lượng nặng hạn mức cho phép theo điều luật của Bộ Giao thông vận tải. Việc chở hàng cồng kềnh, quá tải xảy ra vì các lý do sau:
- Kích thước và trọng lượng hàng hóa quá lớn như các loại máy công nghiệp, thiết bị, dụng cụ, vật liệu xây dựng. Thường các hàng hóa này có kích thước lớn hơn thùng xe.
- Người vận chuyển muốn chở tất cả hàng hóa trong một lần để giảm chi phí nhiên liệu, thời gian giao hàng.
Tình trạng chở hàng cồng kềnh và quá khổ diễn ra rất thường xuyên tại Việt Nam. Việc làm này là hành vi không tuân thủ quy định giao thông đường bộ, làm chắn tầm nhìn cho người tham gia khác và gây tắc nghẽn giao thông. Do đó, việc chở hàng cồng kềnh và quá khổ cần được xử lý nghiêm để đảm bảo an toàn giao thông.
Quy định về khối lượng, chiều dài hàng hóa so với kích thước xe
Quy định về khối lượng, chiều dài hàng hóa vận chuyển được quy định theo khoản 4 Điều 19 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT như sau:
- Chiều rộng cho phép xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông cơ giới đường bộ bằng với chiều rộng của thiết kế thùng xe của nhà sản xuất hoặc theo thiết kế cải tạo đã được phê duyệt bởi cơ quan có thẩm quyền.
- Chiều dài xếp hàng hóa không vượt quá 20 mét và không được lớn hơn 1,1 lần chiều dài của toàn bộ xe theo thiết kế ban đầu hoặc thiết kế cải tạo được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, chấp nhận. Khi chiều dài hàng hóa vận chuyển lớn hơn chiều dài thùng xe phải có báo hiệu theo quy định và phải được cố định chắc chắn, đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông.
- Xe chở hành khách không được xếp hàng hóa, hành lý vượt quá kích thước cốp xe.
- Xe mô tô, xe gắn máy vận chuyển hàng hóa bằng giá đèo hàng, không được xếp hàng hóa, hành lý vượt quá bề rộng giá. Chiều dài mỗi bên không quá 0,3 mét, vượt quá chiều dài giá sau 0,5 mét. Chiều cao không vượt quá 1,5m tính từ mặt đường.
- Xe thô sơ không được phép xếp hàng hóa vượt phía trước và phía sau quá 1/3 chiều dài thân, không quá 1 mét. Không quá 0.4 mét về hai bên bánh xe.
Mức xử phạt đối với phương tiện chở hàng cồng kềnh, quá tải
Căn cứ theo điểm k, khoản 3, Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, mức xử phạt đối với các trường hợp chở hàng cồng kềnh, vượt quá tải trọng là từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng. Cụ thể là các hình thức vi phạm sau đây:
- Người điều khiển xe hoặc người ngồi trên xe kéo, giữ đẩy xe khác, các vật dụng, hàng hóa hoặc dẫn dắt súc vật, mang vác vật cồng kềnh.
- Người ngồi sau đứng trên yên xe, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái.
- Xếp hàng hóa trên xe vượt quá giới hạn quy định tại khoản 4 Điều 19 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT.
- Điều khiển xe kéo theo xe khác, vật khác cồng kềnh.
Ngoài bị xử phạt hành chính, người vi phạm chở hàng cồng kềnh còn có thể bị tước giấy phép lái xe từ 2 tháng đến 4 tháng, theo quy định tại khoản 2 điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
Mức phạt đối với người chở hàng cồng kềnh quá tải khá nặng vì điều này gây nguy hiểm đến người tham gia giao thông khác. Do đó, cần tuân thủ luật an toàn giao thông để tránh những vi phạm và mất tiền không đáng có.
Khi vận chuyển hàng hóa bằng bất cứ phương tiện nào cũng nên tuân thủ quy định kích thước, chiều dài, khối lượng của Bộ Giao thông vận tải. Như vậy vừa đảm bảo an toàn cho người lái xe, vừa không gây ra các tai nạn đáng tiếc cũng như bị xử phạt khi chở hàng cồng kềnh, quá tải.