Giao Nhận Vận Tải Là Gì? Liên Hệ Như Thế Nào Với Logistic

Với tình hình giao lưu và phát triển kinh tế như hiện nay, giao nhận vận tải đang là nhu cầu cần thiết để vận chuyển hàng hóa từ người bán đến nơi nhận hàng. Các doanh nghiệp với hình thức giao nhận vận tải đang ngày càng phát triển và mở rộng. Vậy bạn có biết giao nhận vận tải là gì? Có những hình thức nào? Các loại hàng hóa giao nhận và các thành phần tham gia trong hợp đồng giao nhận vận tải là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Giao nhận vận tải hàng hóa

Lịch sử ngành giao nhận vận tải

Vải thời Trung cổ, hệ thống vận tải đường bộ và đường thủy được sử dụng nhiều nhất. Cách mạng công nghiệp đem đến sự tiện lợi với máy móc và động cơ hóa. Đến thế kỷ 20, cách mạng công nghiệp cho ra đời các loại máy móc và động cơ chứng kiến sự xuất hiện của ô tô và máy bay. Đến nay, khi công nghệ thông tin và viễn thông trong ngày càng phát triển giao nhận vận tải cũng trở nên thuận tiện hơn trong việc truyền thông liên lạc, theo dõi hàng hóa.

Ngành giao nhận vận tải đóng quan trọng và rõ ràng nhất trong lĩnh vực thương mại quốc tế. Ban đầu, các nhà buôn tự vận chuyển hàng hóa đơn lẻ nhằm với nhau. Tuy nhiên, việc này khá tốn kém chi phí. Cần một bên thứ ba hỗ trợ vận chuyển cho các nhà buôn, vừa tiết kiệm chi phí vừa đảm bảo chất lượng hàng hóa. Từ đó, ngành giao nhận vận tải ngày càng phát triển và phổ biến như ngày hôm nay.

Giao nhận vận tải là gì?

Giao hàng vận tải (freight forwarding) là hình thức nhận hàng và vận chuyển hàng hóa từ nơi gửi đến nơi nhận hàng. Việc giao nhận hàng hóa được hình thành khi người giao hàng gửi hàng tại tổ chức vận chuyển. Đơn vị giao nhận (freight forwarder) sẽ ký hợp đồng với chủ sở hữu hàng hóa, liên hệ và ký hợp đồng với đơn vị vận chuyển để thực hiện dịch vụ. Chi phí được thỏa thuận trước và có sự đồng ý của các bên.

Giao nhận vận tải là hình thức vận chuyển hàng hóa từ nơi này đến nơi khác theo nhiều hình thức khác nhau

Theo quan điểm của Liên đoàn quốc tế các hiệp hội giao nhận (FIATA) nhận định: “Giao nhận vận tải là các dịch vụ liên quan đến vận chuyển, gom hàng, xếp dỡ, lưu kho, đóng gói, phân phối hàng hóa và các dịch vụ phụ trợ có liên quan với các dịch vụ nêu trên. Trong đó bao gồm (nhưng không giới hạn) ở những vấn đề khác như hải quan hay tài chính, khai báo hàng hóa, bảo hiểm, thu tiền hàng hay các chứng từ liên quan tới hàng hóa”.

1/ Các hình thức giao nhận vận tải

Hiện nay, giao nhận vận tải rất phổ biến, được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Điều này đáp ứng được nhu cầu vận chuyển đa dạng của khách hàng và các loại hàng hóa khác nhau. Đáp ứng các tiêu chí về chất lượng hàng hóa, chi phí vận chuyển, thời gian,….. Dưới đây là một vào hình thức giao nhận vận tải thông dụng:

Giao nhận bằng đường bộ (Road transport): Hình thức giao thông đường bộ sử dụng phương tiện xe ô tô, xe tải, xe container, đầu kéo, xe buýt hoặc xe máy để vận chuyển hàng hóa trên mặt đường. Hình thức này sử dụng để vận chuyển hàng hóa trong phạm vi ngắn, liên tỉnh trong nước.

Giao nhận vận tải đường bộ là hình thức vận chuyển thông dụng nhất

Giao nhận bằng đường sắt (Rail transport): Sử dụng các phương tiện đường sắt như tàu hỏa để vận chuyển hàng hóa. Tuyến đường sắt Bắc – Nam giúp việc giao nhận vận tải bằng đường sắt trở nên thuận tiện hơn. Tuy nhiên thời gian giao nhận khác lâu, phải sử dụng thêm các phương tiện vận tải đường bộ để chuyển hàng đến ga.

Giao nhận vận tải đường sắt tương đối ổn định, trên hệ thống đường sắt Bắc Nam

Giao nhận bằng đường ống (Pipeline transport): Đây là hình thức giao nhận vận tải đặc thù cho ngành dầu khí, hóa chất. Hình thức này áp dụng để vận chuyển dầu mỏ, khí đốt, khí hóa lỏng,…Giao nhận vận tải đường ống được sử dụng bởi các tập đoàn dầu khí, hóa chất lớn lớn của nhà nước, các công ty đa quốc gia,…

Giao nhận bằng đường thủy (Water transport): Sử dụng các loại tàu, thuyền, ghe hoặc các phương tiện đường thủy khác để vận chuyển hàng hóa trên biển, sông, hồ. Theo thống kê, vận tải đường biển chiếm gần 80% tổng lượng hàng hóa xuất nhập khẩu. Thời gian vận chuyển trung bình khoảng 45 ngày tùy khoảng cách vì thế giao nhận vận tải đường thủy chi phù hợp với hàng hóa có giá trị thấp, tải trọng lớn và không yêu cầu nhiều về thời gian.

Giao nhận vận tải đường thủy là hình thức vận tải quốc tế phổ biến

Giao nhận bằng hàng không (Air transport): Sử dụng máy bay để vận chuyển hàng hóa qua đường hàng không. Loại hình này có thời gian vận chuyển nhanh, nhưng ít thông dụng hơn các loại hình vận tải trên vì chi phí khá cao. Bên cạnh đó, giao nhận vận tải bằng đường hàng không còn giới hạn kích thước, khối lượng và loại hàng hóa vận chuyển.

Giao nhận vận tải hàng không có nhiều quy định về hàng hóa vận chuyển

Giao nhận vận tải đa phương thức (Multimodal transport): Là hình thức giao nhận vận tải kết hợp của hai hoặc nhiều hình thức vận chuyển khác nhau như đường bộ, đường sắt, đường thủy và hàng không. Đảm bảo vận chuyển hàng hóa đáp ứng tốt mọi nhu cầu của khách hàng.

2/ Các thành phần tham gia giao nhận vận tải

  • Người mua hàng (buyer): người mua hàng và trả tiền hàng, đứng tên trong hợp đồng thương mại.
  • Người bán hàng (seller): người bán hàng hóa trong hợp đồng thương mại
  • Người gửi hàng (consignor): người gửi hàng, ký hợp đồng và làm việc với vận Người giao nhận vận tải. Đây cũng là người thanh toán các khoản phí vận chuyển.
  • Người nhận hàng (consignee): người có quyền hoặc được ủy quyền nhận hàng hóa.
  • Người gửi hàng (shipper): người gửi hàng đến cho người nhận trực tiếp ký hợp đồng với bên vận tải.
  • Người vận tải, hay người chuyên chở (carrier): vận chuyển hàng theo hợp đồng vận chuyển từ điểm gửi hàng đến điểm nhận hàng.
  • Người giao nhận vận tải (forwarder): Bên trung gian thu xếp hoạt động vận chuyển. Trong hợp đồng vận tải, họ đứng tên là người gửi hàng (shipper).

Người gửi hàng (shipper) là người gửi hàng đến khách hàng cuối cùng

Trong các thành phần tham gia vào việc giao nhận vận tải có cùng tên gọi đó là consignor và shipper. Hai thành phần này đều được gọi là “người gửi hàng” nhưng mang ý nghĩa có chút khác biệt. Sự khác nhau giữa shipper và consignor được phân biệt chủ yếu dựa vào chủ thể thực hiện giao dịch. Ví dụ mẫu vận đơn FBL của FIATA ( FIATA Bill of lading) để chỉ người gửi hàng sẽ dùng từ “consignor”. Nhưng lại dùng từ “shipper” trên vận đơn của hãng tàu chợ. Do đó bạn cần lưu ý vấn đề này trong quá trình giao nhận để tránh những nhầm lẫn xảy ra.

3/ Các loại hàng giao nhận vận tải hiện nay

Hàng đóng ghép (Consolidation): Là loại hàng hóa lẻ có cùng điểm đến của nhiều chủ hàng khác nhau, được đóng chung vào container để tiết kiệm không gian và chi phí. Ví dụ như hàng giày da, đồ chơi,… có thể bảo quản lâu, không hư hỏng.

Hàng thực phẩm (Foodstuffs): Loại hàng này yêu cầu cao về điều kiện bảo quản. Một số loại thực phẩm có thể được đông lạnh hoặc bảo quản ở nhiệt độ thấp. Vì thế cần lựa chọn vận chuyển bằng tàu chuyên chở hoặc giao nhận hàng không.

Hàng siêu trường siêu trọng (Heavy cargo): Hàng hóa có khối lượng, kích thước lớn được vận chuyển bằng đường biển để đảm bảo an toàn và tối ưu chi phí. Ví dụ các loại máy móc công nghiệp lớn, khoáng sản, than,…

Hàng động vật sống (Livestock): Cụ thể là các loại thú cưng nhỏ có thể giao nhận bằng đường hàng không hoặc đường biển. Trong quá trình di chuyển phải đảm bảo các điều khoản về chăm sóc, tình hình sức khỏe,… theo hợp đồng vận tải.

Hàng động vật sống có thể giao nhận bằng đường hàng không hoặc đường biển

Hàng nguy hiểm (Dangerous Goods): Thông thường hàng nguy hiểm là các loại hàng hóa như hóa chất độc hại có nguy cơ gây hại đến môi trường và sức khỏe con người. Những loại hàng đặc biệt này cần bảo quản, đóng gói và vận chuyển bằng hình thức chuyên biệt, cẩn thận hơn các loại hàng hóa khác.

Hàng dễ hư hỏng (Perishable goods): Những hàng hóa có cảnh báo dễ hư hỏng, vỡ nát hoặc khó bảo quản ở nhiệt độ thường. Để đảm bảo hàng được nguyên vẹn và không ảnh hưởng đến chất lượng cần có điều khoản rõ ràng trong hợp đồng vận tải về cách bảo quản hàng hóa khi vận chuyển.

Logistics có vai trò thế nào trong giao nhận vận tải

Logistics là giai đoạn trung chuyển hàng hóa giữa người gửi hàng và người nhận hàng hay còn gọi là bên vận tải. Logistics đóng vai trò quan trọng đối với quá trình giao nhận vận tải. Những vai trò của logistics đó là:

Quản lý toàn bộ chuỗi cung ứng từ người cung cấp đến người tiêu dùng cuối cùng. Bao gồm quản lý thông tin, hàng hóa, kho bãi và định vị hàng hóa xuyên suốt quá trình vận chuyển.

Điều phối vận chuyển, lựa phương tiện chuyên chở phù hợp với hàng hóa. Lên kế hoạch và điều phối lịch trình vận chuyển tối ưu nhất từ tuyến đường đến thời gian nhận hàng.

Quản lý kho bãi lưu trữ hàng hóa, kiểm tra, phân loại, đóng gói và phân phối hàng hóa đúng với yêu cầu. Công việc này bao gồm quản lý tồn kho, không gian lưu trữ và quy trình xử lý hàng hóa.

Xử lý tài liệu và thông quan trong quá trình giao nhận vận tải bao gồm hóa đơn, hợp đồng, vận đơn, chứng từ thông quan,… Logistics cũng đảm nhận thủ tục thông quan và hải quan khi vận chuyển hàng hóa qua biên giới.

Đánh giá và quản lý các rủi ro liên quan đến chất lượng hàng hóa và đưa ra biện pháp bảo vệ. Logistics đề xuất khách hàng và các bên liên quan mua các gói bảo hiểm phù hợp nhằm đảm bảo hàng hóa không bị hư hại trong quá trình vận chuyển.

Logistics là giai đoạn trung chuyển hàng hóa giữa người gửi hàng và người nhận hàng

Tình hình ngành vận tải hàng hóa trong những năm qua tại Việt Nam

Việt Nam hiện đang là một nước đang phát triển, tập trung vào tăng trưởng kinh tế và các vấn đề an sinh xã hội. Nắm bắt được sự phát triển mạnh mẽ của ngành giao nhận vận tải, Việt Nam đã có những cải tiến vượt bậc, hỗ trợ tốt hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho ngành vận tải phát triển. Việt Nam đã có lợi thế về nhiều mặt như:

  • Vị trí địa lý thuận lợi, với đường bờ biển dài, là cầu nối giữa Việt Nam với các nước khác trong khu vực Đông Nam Á. Có rất nhiều cảng biển lớn phục vụ cho ngành giao nhận vận tải đường biển.
  • Nhà nước có nhiều chính sách hỗ trợ, ưu đãi cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ giao nhận vận tải. Cải thiện cơ sở hạ tầng, giao thông, thuận lợi trong việc di chuyển giữa các tỉnh, thành phố.
  • Xuất hiện nhiều doanh nghiệp xuất khẩu, nâng cao nhu cầu sử dụng dịch vụ giao hàng vận tải sang các nước khác.

Tình hình giao nhận vận tải những năm qua đang có chuyển biến tốt, có sự hỗ trợ từ nhiều phía

Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giao nhận vận tải ở Việt Nam chỉ là hoạt động vừa và nhỏ, cạnh tranh trong nước, có ít doanh nghiệp hỗ trợ vận chuyển hàng hóa xuất khẩu. Với sự hỗ trợ và phát triển kinh tế như hiện nay, có rất nhiều cơ hội để mở rộng quy mô kinh doanh, phục vụ tốt hơn nhu cầu giao nhận vận tải trong nước và quốc tế.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *