Xe ba bánh là một phương tiện vận chuyển hàng hóa đang được rất nhiều người sử dụng yêu thích vì sự tiện lợi và giá cả cũng rất phải chăng. Cấu tạo xe ba bánh có thể chở được khối lượng hàng hóa không thua kém gì xe tải nhỏ.
Nhờ vào kích thước nhỏ gọn, động cơ mạnh mẽ, bền bỉ, giá thuê lại rẻ nên những người có nhu cầu chở hàng hóa cũng rất yêu thích và được sử dụng phổ biến trên thị trường hiện nay. Tuy nhiên, trước khi ra quyết định mua xe để sử dụng thì người dùng cũng cần phải nắm được cấu tạo xe ba bánh gồm những bộ phận nào để có thể đưa ra những quyết định khi lựa chọn xe ba gác.
Cấu tạo xe ba bánh gồm những bộ phận nào?
Để đưa ra thị trường một chiếc xe ba gác đạt chất lượng thì cần phải kết hợp từ nhiều bộ phận khác nhau. Cấu tạo xe ba bánh sẽ có những bộ phận cơ bản như là:
- Động cơ vận hành xe.
- Khung xe chịu lực.
- Trục truyền dẫn động cát đăng.
- Gầm xe.
- Hệ thống bánh lái để điều khiển hướng di chuyển.
- Dàn điện cung cấp năng lượng cho các bộ phận sử dụng điện của xe ba bánh như tụ đề, đèn pha, đèn xi nhan, còi.
- Bộ phận cơ khí như thùng xe, mui xe,..
- Dàn số lùi cải tiến kết hợp với dàn số tiến giúp xe dễ dàng tiến lùi, quay đầu xe nhanh chóng.
- Hệ thống làm mát cho động cơ bằng két nước và quạt gió tản nhiệt
- Hệ thống ben thủy lực (đối với những dòng xe ba bánh có ben)
- Các linh kiện khác: đèn chiếu sáng, hệ thống phanh, giảm xóc, đèn xi nhan, còi, tụ đề, gương chiếu hậu, tay lái…
Mỗi bộ phận đều có cấu tạo khác nhau và chức năng riêng biệt để giúp xe ba bánh có thể vận chuyển được hàng hóa khối lượng lớn, vận chuyển linh hoạt, nhanh chóng và êm ái. Vậy hãy cùng tìm hiểu chi tiết từng bộ phận cấu tạo xe ba bánh có những gì nhé.
Tìm hiểu chi tiết và công dụng của các bộ phận cấu tạo xe ba bánh
1/ Động cơ xe ba bánh chở hàng
Động cơ xe ba bánh được ví như trái tim của xe vậy. Nó là bộ phận quan trọng nhất trong cáu tạo xe ba bánh giúp xe ba gác có thể di chuyển được. Cấu tạo bên trong của động cơ xe lôi sẽ có nhiều bộ phận để thực hiện chức năng chính của nó là chuyển hóa nhiên liệu thành cơ năng để xe di chuyển. Các bộ phận cấu thành nên động cơ xe ba bánh gồm:
1.1/ Động cơ đốt trong
Động cơ đốt trong là một bộ phận có chức năng chuyển hóa nhiên liệu thành công năng cho làm cho các hệ trục xoay tròn. Động cơ đốt trong hoạt động theo nguyên lý 4 kỳ, khi nhiên liệu được đưa vào buồng đốt và trộn với không khí theo một tỉ lệ nhất định sẽ được đốt cháy để tạo ra công năng và truyền lực này đến trục cát đăng sau đó đến cầu sau làm cho xe di chuyển.
Động cơ đốt trong sử dụng hai loại nhiên liệu là xăng và dầu Diesel để cung cấp động năng cho xe. Đây là hai loại nhiên liệu được sử dụng phổ biến cho các dòng xe ba gác trên thị trường hiện nay. Vì vậy trên thị trường hiện chia ra hai loại động cơ xe lôi trong cấu tạo xe ba bánh để dễ phân biệt là động cơ máy dầu và động cơ máy xăng.
Động cơ đầu kéo chạy dầu diesel
Đúng như tên gọi, loại động cơ này sử dụng nhiên liệu dầu Diesel để cung cấp năng lượng cho xe lôi ba bánh máy dầu. Động cơ đầu kéo chạy dầu thường lắp cho các loại xe công nông ba bánh dùng để kéo tải nặng cho các khu sản xuất lớn hoặc các công trình xây dựng. Đây cũng là một bộ loại động cơ được sử dụng phổ biến trong cấu tạo xe ba bánh.
Một trong những hãng nổi tiếng nhất về động cơ đầu kéo máy dầu là Dong Feng. Loại xe ba gác công nông ít được sử dụng trên đường phố đông đúc vì kích thước xe khá lớn, không được thuận tiện để di chuyển. Tuy nhiên, sức kéo của nó rất lớn với nhiều loại mã lực từ 18, 20 đến 24 mã lực nên rất phù hợp để sử dụng cho những vùng có địa hình phức tạp, đồi dốc, đường đất đá,…
Động cơ đốt xăng
Loại động cơ này thì được sử dụng nhiều hơn và chiếm đến 80% thị phần xe ba bánh trên thị trường. Thay vì dùng dầu Diesel đắt tiền, động cơ này dùng loại nhiên liệu phổ biến hơn là xăng để tạo ra cơ năng cho xe ba bánh.
Có hai thương hiệu nổi tiếng được các nhà sản xuất xe ba gác máy xăng tin dùng đó là xe ba bánh Yinxiang và xe ba bánh Loncin được sử dụng nhiều để cấu tạo xe ba bánh mạnh mẽ, tải trọng lớn. Đây là hai thương hiệu uy tín và nổi tiếng về sản xuất động cơ, linh kiện xe ba bánh ở Trung Quốc. Động cơ máy xăng còn có hệ thống tản nhiệt bằng chất lỏng quanh máy kết hợp với quạt và gió tự nhiên để làm mát động cơ.
Cục máy chạy xăng được làm từ gang nên khả năng chịu giãn nở tốt, độ bền cao, vận hành liên tục mà vẫn êm ái, trơn tru. Dung tích động cơ đốt xăng có nhiều loại như 125cc – 150cc – 175cc – 200cc – 250cc. Nhưng hiện tại dung tích được sử dụng nhiều nhất là 150cc và 175cc vì nó phù hợp với nhu cầu vận chuyển hàng hóa ở các tỉnh, thành phố.
1.2/ Động cơ điện
Các dòng xe ba bánh điện sử dụng động cơ điện hoạt động được là nhờ năng lượng được tạo ra bằng cách mắc nối tiếp các bình ắc quy lại với nhau. Các bình ắc quy này có thể tái nạp điện nhiều lần để đảm bảo công suất hoạt động của xe lôi.
Tuy nhiên, xe ba gác sử dụng động cơ điện có sức tải khá yếu, công suất không lớn bằng các dòng xe lôi động cơ chạy xăng hoặc chạy dầu và giới hạn quãng đường đi được trong một lần sạc. Thế nên, động cơ điện trong cấu tạo xe ba bánh phù hợp để chở những hàng hóa có khối lượng vừa phải ở quãng đường ngắn.
1.3/ Bộ số cải tiến kèm số lùi (số re)
Đây là một bộ số được cải tiến thêm số lùi thay vì chỉ 4 số tiến như hộp số thông thường trong cấu tạo xe ba bánh. Bộ số cải tiến kèm số lùi được tạo thành từ 3 thành phần là hợp kim, cần gảy số và trục chứa các bánh răng. Các bánh răng này có kích thước khác nhau để kết hợp với các trục xoay của xe giúp xe hoạt động theo chu kì tiến và dẫn động ngược để đi lùi.
Bộ số lùi được lắp thêm vào vị trí sang số ở động cơ, gồm 2 cấp lùi là lùi chậm và lùi nhanh để người lái thực hiện thao tác lùi nhanh chóng và đảm bảo an toàn cho người xung quanh. Bộ phận hộp số còn được bắt kèm đuôi chuột để có thể truyền động và giúp đổi hướng xoay từ ngang sang dọc để gắn lại với trục cát đăng của xe.
1.4/ Hệ thống khởi động
Trong cấu tạo xe ba bánh, đây là bộ phận phát tín hiệu để động cơ hoạt động và giúp xe di chuyển. Hệ thống đề bao gồm bình ắc quy, vô lăng chứa nam châm, IC điều khiển – nắn dòng và một số bộ phận khác. Khi nhấn vào nút đề, nguồn điện từ ắc quy sẽ được đưa qua IC và cấp điện cho cuộn điện 3 pha xoay tròn.
Khi xoay trong sẽ tạo ra một từ trường làm cho vô lăng quay. Khi đó bánh xe nối từ vô lăng với trục xoay tròn và ăn khớp với bánh răng khởi động của động cơ. Lúc này bánh răng khởi động và xoay tròn với tốc độ cao làm máy khởi động.
1.5/ Nguồn cấp nhiên liệu – Lọc gió
Đốt nhiên liệu là bước cuối cùng trong quá trình chuyển hóa nhiên liệu ở động cơ đốt trong. Bộ phận cấp nhiên liệu gồm có hệ thống bình chứa xăng, dây dẫn và bình xăng con là những bộ phận tạo nên quá trình đốt và chuyển hóa nhiên liệu xăng hoặc dầu thành năng lượng truyền cho các trục xoay.
Bộ phận lọc gió trong cấu tạo xe ba bánh có vai trò lọc sạch các cặn bẩn, sạn cát trong không khí trước khi nó được đưa vào buồng đốt để trộn với hỗn hợp nhiên liệu. Điều này giúp các tia lửa điện được tạo ra có thể đốt cháy toàn bộ nhiên liệu được đưa vào.
Tỷ lệ pha trộn giữa nhiên liệu và không khí là hết sức quan trọng để hỗn hợp này có thể được đốt cháy trọn vẹn tạo ra năng lượng cao. Vì thế cần thường xuyên căn chỉnh bộ phận này cho hợp lý để nó có thể làm việc tối ưu nhất.
1.6/ Hệ thống làm mát
Khi xe sử dụng liên tục trong một thời gian dài, do việc đốt cháy nhiên liệu xảy ra liên tục nên tạo ra một nhiệt lượng lớn làm cho máy xe bị nóng, thế nên bên trong động cơ có một hệ thống làm mát để điều hòa nhiệt độ bên trong được ổn định. Do đó trong cấu tạo xe ba banh sẽ có một bộ phận là hệ thống làm mát. Hệ thống này có một dây dẫn đi quanh động cơ nối từ két chứa nước.
Nước trong két sẽ được dẫn đi quanh vỏ động cơ để làm giảm nhiệt độ. Nước bị làm nóng bởi nhiệt sinh ra từ động cơ sẽ được làm mát bởi quạt và gió tự nhiên. Két chứa nước để làm mát thường được làm từ nhiều lá thép mỏng để dẫn nhiệt ra ngoài nhanh hơn.
2/ Khung xe lôi ba bánh
Khung xe ba gác là bộ phận chịu sức của toàn bộ chiếc xe cũng như hàng hóa khi vận chuyển. Không những vậy, khung sườn còn là nơi để gắn tất cả các chi tiết tại với nhau để tạo thành một thể thống nhất nên có thể ví nó như một bộ xương của xe và là bộ phận quan trọng nhất trong cấu tạo xe ba bánh.
Một khung sườn xe lôi sẽ bao gồm các bộ phận như khung đỡ đầu máy, khung định vị đầu lái, và khung chịu tải. Các bộ phận này đều được hàn chắc chắn lại với nhau bằng kỹ thuật hàn nguội và sử dụng toàn bộ là thép hộp không gỉ loại dày uốn nhiệt. Bên ngoài được sơn một lớp sơn tĩnh điện để chống gỉ sét và ăn mòn bởi không khí.
3/ Hệ thống lái
Cấu tạo xe lôi ba bánh có hệ thống lái giúp người lái xe có thể điều khiển hướng di chuyển theo ý muốn. Hệ thống lái bao gồm tay lái, trục lái và bánh trước. Bộ phận này được gắn vào phần định vị đầu lái của khung xe. Trục lái được làm từ thép dày, có kết cấu vô cùng chắc chắn cho phép dồn lực về phía trước mà không bị biến dạng.
Giảm xóc trước thường dùng là loại phuộc đơn hoặc phuộc kép có lò xo cuốn phía ngoài cũng được gắn vào trục lái để giảm chấn động và tăng lực nhún khi xe gặp vật cản. Bánh xe là loại to có vành xe được đúc liền, lốp xe sử dụng loại có gai, có độ bám cao cà chịu lực tốt. Kết hợp với phanh thủy lực bằng tay hoặc chân tăng độ an toàn cho người lái xe.
4/ Hệ thống truyền động
4.1/ Trục cát đăng
Trục cát đăng là một thanh kim loại đặc dài và tròn, là một bộ phận nằm trong hệ thống truyền động của cấu tạo xe ba bánh. Hai đầu trục cát đăng có khớp hoạt động linh hoạt. Một đầu để nối với đuôi chuột của bộ số lùi, một đầu gắn với hệ bánh răng vi sai ở cầu sau để truyền động lực sinh ra từ động cơ đến hệ thống bánh sau cho xe di chuyển.
Khi số lùi không được cài, trục cát đăng sẽ truyền vòng tua của động cơ hoạt động theo chiều tiến. Dẫn động thông qua trục cát đăng đến bộ vi sai cầu sau. Hệ thống bánh răng hệ mặt trời cùng với bộ vi sai sẽ truyền lực để đổi hướng chạy từ dọc thành ngang về hai bánh sau tạo đà cho xe di chuyển tịnh tiến.
Khi số lùi được cài, bánh răng trong bộ số lùi đảo hướng khiến toàn bộ quy trình xoay của trục cát đăng thay đổi và xe sẽ di chuyển ngược lại, một thiết kế mới trong cấu tạo xe ba bánh.
4.2/ Cầu sau
Cầu sau của xe lôi ba bánh có 2 trục truyền chuyển động cho hai bánh sau và phần vỏ ngầm. Bộ phận đĩa phanh nằm ở vành của bánh xe sau được gắn với cầu sau. Ngoài gắn với đĩa phanh, cầu sau còn được gắn với khung xe ba gác bằng lá nhíp hoặc bộ phận lò xo có lực đệm. Việc được kết nối với các bộ phận trên giúp cầu sau có thể nhún đều khi xe di chuyển vào địa hình gập ghềnh, nhiều đồi dốc. Đây là một bộ phận truyền động không thể thiếu trong cấu tạo xe ba bánh.
4.3/ Bộ vi sai
Bên cạnh đó, trong hệ thống truyền động của cấu tạo xe ba bánh còn có bộ vi sai. Cấu tạo bộ vi sai gồm nhiều bánh răng có kích thước lớn nhỏ khác nhau. Chúng được gắn chặt với nhau theo nhiều hướng để thực hiện chức năng chính của nó là chuyển hướng và di chuyển.
4.4/ Bánh sau
Để xe ba gác di chuyển được thì không thể thiếu bánh xe, một bộ phận nhất thiết phải có trong cấu tạo xe ba bánh. Bánh sau xe lôi ba bánh có trục khuỷu giúp xe có thể di chuyển với góc có biên độ tự do giống với cấu tạo bánh xe ô tô. Những con ốc bu lông to được dùng để gắn trục nồi với vành xe, lốp xe dùng loại cao su tổng hợp có phần trăm cao su tự nhiên cao để tăng độ bám và độ đàn hồi cũng như chịu lực tốt cho xe.
5/ Bộ giảm xóc
Giảm xóc hay phuộc xe ba bánh gồm bộ giảm xóc trước và bộ giảm xóc sau.
5.1/ Bộ giảm xóc trước
Bộ giảm xóc trước trong cấu tạo xe ba bánh thường được sử dụng loại phuộc đôi lớn, giảm xóc bằng dầu bên trong và lò xo bên ngoài. Loại phuộc này giúp giảm chấn tốt, tại độ nhún để có thể chịu tải nặng hơn khi đi qua địa hình không bằng phẳng.
Tuy nhiên sau một thời gian sử dụng thì bộ phận giảm xóc sẽ bị giảm dần chức năng làm việc của nó. Lúc này, bạn nên thay một bộ giảm xóc mới hoặc đi bảo dưỡng bằng cách tra dầu để nó có thể thực hiện tốt chức năng của mình và hoàn chỉnh cấu tạo xe ba bánh.
5.2/ Bộ giảm xóc sau
Bộ phận giảm xóc là một bộ phận trong cấu tạo xe ba bánh đóng vai trò chịu tải quan trọng hơn so với giảm xóc trước, vì phần sau là phần dùng để chứa hàng hóa khi vận chuyển. Giảm xóc sau trong cấu tạo xe ba bánh thường có hai loại là giảm xóc bằng lá nhíp và giảm xóc bằng lá nhíp kết hợp thụt dầu.
Phuộc bằng lá nhíp được sản xuất bằng thép của lò xo được uốn cong. Các lá nhíp được sắp xếp theo thứ tự từ ngắn đến dài một cách phù hợp.
Phuộc lá nhíp có thụt dầu có sức chịu tải tốt, chịu được khối lượng hàng hóa lớn. Nó có độ cứng và bền vững để giúp xe ba bánh ở đúng vị trí mà không phải thêm bất kì liên kết nào khác.
6/ Hệ thống ben thủy lực (đối với xe ba bánh có ben)
Hệ thống ben thủy lực là một bộ phận thêm mới trong cấu tạo xe ba bánh có ben. Ben thủy lực có bộ phận xi lanh của tầng thủy lực để nâng thùng xe lên. Một số loại be thủy lực có thể nâng thùng xe lên một góc 75 độ và chịu tải lên đến 2 tấn. Ben thủy lực trong cấu tạo xe ba bánh có ben thường được gắn vào những dòng xe ba bánh dùng để chở vật liệu xây dựng như cát, đá, sỏi,…Ben thủy lực giúp tiết kiệm thời gian bốc dỡ hàng hóa cũng như sức lao động cho người sử dụng.
7/ Hệ thống điện
Hệ thống điện để trong cấu tạo xe ba bánh dùng cho các bộ phận như đề, đèn chiếu sáng, còi, đèn xi nhan là không thể thiếu đối với cấu tạo xe ba bánh. Hệ thống điện bao gồm hệ thống điện đề – điện nạp, đèn pha chiếu sáng, các loại đèn tín hiệu và điện vào quạt làm mát,…Tất cả các công tắc đều nằm trên cụm công tắc ở tay lái để người lái xe dễ điều khiển. Nếu không có hệ thống điện thì không thể đề nổ xe để xe khởi động, không thể bật đèn pha chiếu sáng vào ban đêm, đèn xi nhan xin chuyển hướng hay còi để phát tín hiệu.
8/ Thùng xe
Đối với cấu tạo xe ba bánh chở hàng thì thùng xe là một bộ phận được thiết kế đa dạng để phù hợp với nhu cầu vận chuyển hàng hóa đa dạng của người sử dụng. Thùng xe là bộ phận dùng để chứa hàng hóa khi vận chuyển. Thùng xe được làm từ thép hộp, tôn hoặc inox 304 được sơn mạ kẽm để chống oxy hóa và các thành phần hóa học của hàng hóa.
Có loại thùng xe thành cao, thùng xe thành thấp, có mái che, thùng xe không thành,…Thùng xe trong cấu tạo xe ba bánh được thiết kế rất đa dạng để phù hợp với nhu cầu chuyên chở hàng hóa của người sử dụng.
Thông số kỹ thuật chuẩn của một xe ba bánh chở hàng
Trọng lượng xe | 680kg |
Dài x rộng x cao (xe) | 3300mm x 1300 mm x 1600 mm x 1800 mm |
Dài x rộng x cao (thùng) | 1300mm x 500mm (có thể đóng theo yêu cầu của khách hàng) |
Dài x rộng x cao (nhíp) | 850mm x 70mm x 7mm |
Khoảng cách trục bánh xe | 2300mm |
Độ cao của yên xe | 900mm |
Khoảng cách gầm so với mặt đất | 200mm |
Dung tích bình xăng | 10-12 lít |
Kích cỡ lốp trước – sau | Trước: 450 -12; Sau 500-12 |
Phuộc trước | Lò xo trụ, giảm chấn thuỷ lực bằng 4 cây |
Phuộc sau (gầm) | Ống lồng, giảm chấn thuỷ lực |
Cầu | Cầu chuyển 2 bánh sau có số phụ để leo dốc, lên đèo |
Động cơ | Thường là yinxiang hoặc Loncin 5A (loại 1); xăng 4 kỳ, 1 xi-lanh, làm mát bằng quạt gió hoặc két nước |
Dung tích xi-lanh | 125cc – 175 cc – 200 cc – 250 cc |
Dung tích nhớt máy | 1,4 lít lúc rã máy / 1,2 lít lúc thay nhớt |
Dung tích cầu thuỷ lực | 6-7 lít |
Hộp số tiến lùi | Cơ khí, 5 số tròn |
Hệ thống khởi động | Điện hoặc đạp |
Hệ thống đánh lửa | CDI |
Ben thuỷ lực (đối với xe lôi có ben) | Nặng 1500 – 2000kg |
Tải trọng | 1,5 – 2 tấn |
Một số lưu ý khi chọn mua xe ba bánh
Để mua được xe ba bánh chất lượng, đúng quy chuẩn, bạn cần lưu ý một số vấn đề về cấu tạo xe ba bánh như đâu là bộ phận cố định, đâu là bộ phận có thể thay đổi để dễ dàng sửa chữa sau này.
1/ Các bộ phận cố định của cấu tạo xe ba bánh
Động cơ xe
Khung sườn
Cầu trục
Đây là những bộ phận trong cấu tạo xe ba bánh được hàn gắn cố định khi sản xuất xe ba bánh mà bạn không thể thay đổi theo ý mình khi xe đã được làm hoàn chỉnh. Vì thế bạn nên nghe theo tư vấn của nhà sản xuất để chọn được loại xe có cấu tạo phù hợp ngay ban đầu.
2/ Các bộ phận linh hoạt trong cấu tạo xe ba bánh chở hàng
Hệ thống đèn điện
Bộ giảm xóc
Thùng xe
Các bộ phận trên trong cấu tạo xe ba bánh là những chi tiết bạn có thể dễ dàng thay thế lắp đặt cái mới theo nhu cầu sử dụng của mình. Tuy nhiên đối với thùng xe, bạn nên chọn thiết kế phù hợp cố định ban đầu để tiết kiệm chi phí thay đổi sau này.