Ngành Giao Thông Vận Tải Và Sự Phát Triển Trong Tương Lai

Thời đại ngày càng phát triển, nhu cầu vận chuyển hàng hóa, con người cũng tăng cao. Ngành giao thông vận tải giúp ích cho người sử dụng trong nhiều mặt như hàng hóa đến được tay người tiêu dùng đơn giản hơn, nhanh chóng hơn, đảm bảo chất lượng hàng hóa, tiết kiệm chi phí, không bị ngăn cản về mặt địa lý. Chính vì thế mà ngành giao thông vận tải ngày càng phát triển và trở nên phổ biến như hiện nay.

Ngành giao thông vận tải

Ngành giao thông vận tải là gì?

Giao thông vận tải là quá trình vận chuyển hàng hóa, con người và thông tin từ địa điểm này đến một địa điểm khác bằng các phương tiện giao thông và hệ thống cơ sở hạ tầng. Ngành giao thông vận tải là một ngành sản xuất vật chất nhưng có tính chất đặc biệt hơn, thực hiện các chức năng trong ngành để trực tiếp tạo ra giá trị và giá trị gia tăng. Ngành giao thông vận tải phục vụ con người trong việc đi lại, vận chuyển hàng hóa giữa các vùng miền một cách nhanh chóng, đơn giản.

Giao thông vận tải được thực hiện bằng nhiều phương tiện và hạ tầng giao thông khác nhau như vận tải đường bộ có ô tô, xe máy, xe tải, xe container, xe ba bánh; xe lửa vận tải đường sắt; máy bay vận tải đường hàng không; tàu thuyền, ghe vận tải đường thủy, vận tải đường ống và các hệ thống thông tin giao thông khác.

Ngành giao thông vận tải phục vụ con người trong việc vận tải hàng hóa, con người đến địa điểm theo yêu cầu

Vai trò của ngành giao thông vận tải

Ngành giao thông vận tải đóng vai trò cốt yếu, ảnh hưởng đến khả năng tăng trưởng của một nền kinh tế. Khi giao thông vận tải càng tiên tiến thì nền kinh tế cũng phát triển tốt hơn. Vai trò của ngành giao thông vận tải bao gồm:

  • Quá trình sản xuất, phân phối ổn định, diễn ra liên tục không bị gián đoạn.
  • Giao thương kinh tế giữa các vùng miền và các nước phát triển tốt hơn.
  • Phục vụ nhu cầu đi lại của nhiều người dân đi đến các khu vực xa hơn.
  • Giúp cân bằng mật độ dân số, thúc đẩy phân bố dân cư hiệu quả.
  • Các hoạt động kinh tế – văn hóa tại các vùng núi, vùng sâu diễn ra tốt hơn.
  • Là cầu nối giao lưu văn hóa, kinh tế giữa các nước hoặc các vùng miền với nhau.
  • Nâng cao sức mạnh an ninh quốc phòng trong khu vực.

Phân loại ngành giao thông vận tải theo hình thức và chức năng

Theo chức năng vận tải

Ngành giao thông vận tải có 2 hình thức vận chuyển theo chức năng là vận chuyển hàng hóa và hành khách
  • Ngành giao thông vận tải hàng hóa: hoạt động theo chức năng vận chuyển các loại hàng hóa đến các địa điểm trong nước hoặc sang các nước khác. Hàng hóa có thể là hàng rời, hàng đóng thùng. Hàng rời vận chuyển trong phạm vi ngắn, giữa các vùng lân cận. Với khoảng cách dài, hàng hóa thường được đóng thành thùng container để đảm bảo chất lượng sản phẩm trong quá trình vận chuyển.
  • Ngành giao thông vận tải hành khách: là loại hình dịch vụ đưa hành khách từ điểm đón đến điểm trả khách. Tốc độ nhanh, tối ưu thời gian di chuyển, đảm bảo an toàn. Giao thông vận tải hành khách thường gặp là xe ôm, taxi, xe công nghệ, xe bus, xe khách, máy bay, tàu thủy,…

Theo loại hình vận tải

Phân loại theo phương thức có vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng khôngPhân loại theo phương thức có vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không

Vận tải đường bộ: Loại hình phổ biến và được sử dụng nhiều nhất. Bao gồm việc sử dụng các phương tiện đường bộ như ô tô, xe máy, xe tải, hay phương tiện công cộng như xe buýt để vận chuyển hàng hóa và hành khách.

Vận tải đường sắt: Loại hình có tính chuyên dụng cao nhờ sử dụng hệ thống đường ray và phương tiện đường sắt là tàu hỏa để vận chuyển. Chi phí thấp, thời gian cố định, có thể vận chuyển được hàng hóa tải trọng lớn, tuy nhiên thời gian di chuyển khá lâu và không đến trực tiếp nơi giao hàng mà phải thông qua phương tiện vận tải đường bộ.

Vận tải hàng không: Vận chuyển hàng hóa, hành khách bằng máy bay nhanh hơn gấp nhiều lần các loại phương tiện khác. Nhưng bù lại là chi phí cao, có nhiều giới hạn về kích thước, khối lượng, chất liệu hàng hóa khi đem lên máy bay.

Vận tải đường thủy: Có hai hình thức là vận chuyển hàng hóa đường sông và đường biển. Tùy theo cự ly và địa điểm nhận hàng mà lựa chọn hình thức phù hợp. Sử dụng các loại tàu thuyền, ghe, xuồng để vận chuyển hàng hóa.

Vận tải đa phương thức: Là sự kết hợp nhiều loại hình vận tải với nhau để tối ưu dịch vụ. Ví dụ đường sắt – đường bộ, đường bộ – đường thủy, đường bộ – đường hàng không,… Khi sử dụng nhiều hình thức vận tải kết hợp để vận chuyển hàng hóa sẽ nâng cao trải nghiệm của khách hàng, đáp ứng tốt nhất nhu cầu sử dụng.

Tiềm năng phát triển của ngành giao thông vận tải

Hiện nay, ngành giao thông vận tải đang có những bước phát triển vượt bậc, một số yếu tố giúp ngành giao thông vận tải có nhiều tiềm năng tăng trưởng trong những năm tới có thể kể đến là:

Tăng trưởng dân số và đô thị hóa: Xu hướng đô thị hóa và gia tăng dân số đang diễn ra trên toàn cầu từ đó dẫn đến nhu cầu về vận chuyển hành khách và hàng hóa cũng tăng cao trong các khu vực đô thị.

Cải thiện hạ tầng: Đầu tư cải thiện, làm mới và thi công hạ tầng giao thông là một yếu tố quan trọng tạo điều kiện cho ngành giao thông vận tải phát triển. Các dự án xây dựng, nâng cấp cầu đường, đường sắt, sân bay và cải tạo cảng biển phục vụ tốt hơn nhu cầu vận chuyển trên mọi hình thức vận tải.

Công nghệ tự động hóa: Công nghệ phát triển, tự động hóa giúp cải thiện tính hiệu quả và an toàn cho toàn ngành giao thông vận tải. Xe tự lái, hệ thống giao thông thông minh và hệ thống quản lý tự động, tích hợp công nghệ với các phương tiện vận chuyển đều đang là xu hướng phát triển hiện tại.

Vận chuyển bền vững: Ngành giao thông vận tải đang tập trung nghiên cứu và phát triển các giải pháp vận chuyển bền vững. Sử dụng nhiên liệu sạch, thân thiện với môi trường, tăng cường mức độ sử dụng phương tiện công cộng và khuyến khích vận chuyển xanh để giảm tác động lên môi trường sống.

Ngành giao thông vận tải phát triển bền vững và đem lại lợi ích cao hơn cho khách hàng

Các xu hướng mới: Các xu hướng công nghệ mới như chia sẻ hành trình, đặt hẹn vận chuyển hàng hóa thông qua các ứng dụng, nền tảng trực tuyến, nâng cấp dịch vụ giao hàng nhanh giúp thay đổi cách tiếp cận với các dịch vụ vận tải.

Hợp tác quốc tế: Mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giao thông vận tải, kinh tế, văn hóa xã hội cũng giúp ngành giao thông vận tải phát triển tốt hơn. Việc phối hợp việc phát triển hạ tầng và quy định vận chuyển giữa các quốc gia là một điểm sáng cho ngành.

Các công việc liên quan đến ngành giao thông vận tải

Ngành giao thông vận tải luôn là một ngành hot cho các bạn trẻ đang tìm kiếm cơ hội việc làm thu nhập cao. Cùng với tiềm năng phát triển của ngành như hiện nay, ngành giao thông vận tải đang thiếu nhân lực về kỹ sư, nhà quản trị, chuyên gia để hoạch định chiến lược, hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật, tạo điều kiện phát triển tốt hơn. Một số công việc tiềm năng sau khi tốt nghiệp ngành giao thông vận tải có thể kể đến là:

  • Kỹ sư Kinh tế giao thông vận tải: Nghiên cứu, lập chiến lược phát triển kinh tế, tham vấn cho ban lãnh đạo về quy trình sản xuất kinh doanh, lập kế hoạch dự án đầu tư, tham gia vào một số công việc kinh doanh cụ thể.
  • Nhà Quản trị kinh doanh giao thông vận tải: Hoạch định chính sách, chiến lược, kế hoạch kinh doanh cho doanh nghiệp, tổ chức hoạt động kinh doanh…
  • Kỹ sư cơ khí giao thông vận tải: Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, giám sát sản xuất, khai thác, sử dụng, sửa chữa, bảo dưỡng,… các loại máy móc cơ khí dùng trong ngành Giao thông vận tải như máy xây dựng, máy xếp dỡ, đầu máy toa xe, các phương tiện di chuyển.
  • Kỹ sư xây dựng công trình giao thông: Nghiên cứu, thiết kế, tư vấn, giám sát dự án, quản lý quá trình thi công các công trình giao thông.

Ngành kỹ sư xây dựng công trình giao thông là một trong những công việc liên quan đến ngành giao thông vận tải
  • Kỹ sư điều khiển học kỹ thuật: Nghiên cứu, thiết kế, khai thác, sửa chữa, tư vấn sử dụng các hệ thống máy móc điều khiển tự động trong ngành Giao thông vận tải như hệ thống đèn giao thông, biển báo tự động,…
  • Kỹ sư quy hoạch và quản lý giao thông vận tải: Nghiên cứu quy hoạch, lập dự án, tổ chức hoạt động điều hành, quản lý Giao thông vận tải đô thị trên cơ sở phối hợp với quy hoạch vùng, quốc gia.
  • Kỹ sư điều khiển các quá trình vận tải: Điều khiển, điều hành, chỉ huy quá trình vận hành trên các phương tiện vận tải cụ thể như: điều độ đường sắt, điều độ bay, điều độ taxi, chỉ huy ra vào cảng biển,…
  • Kỹ sư kỹ thuật môi trường: Điều tra, khảo sát, đánh giá các tác động do hoạt động Giao thông vận tải đến môi trường, đưa ra tư vấn cụ thể với người có thẩm quyền (các nhà lãnh đạo, ban quản lý dự án…). Tham gia nghiên cứu, thiết kế, giám sát, thi công lắp đặt, vận hành, các công trình về lĩnh vực môi trường.

Những công việc liên quan đến ngành giao thông vận tải luôn tìm kiếm số lượng lớn nhân viên có năng lực. Vì thế, ngành giao thông vận tải là một cơ hội cho những sinh viên đang theo học và cố gắng nỗ lực cao hơn. Với tiềm năng phát triển tốt, ngành giao thông vận tải ngày càng được cải thiện, đáp ứng tốt nhất mọi yêu cầu của khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *